Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bạn nên xây dựng một chế độ ăn khoa học. Chế độ dinh dưỡng sẽ góp phần không nhỏ vào việc tăng hay giảm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân bệnh tiểu đường, các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu và lời khuyên về chế độ ăn cho người tiểu đường qua bài viết dưới đây!
Những nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là gì, được hiểu như thế nào?
Bệnh tiểu đường được biết đến là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose trong máu bởi những khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cũng có thể là do khiếm khuyết của cả hai. Tăng glucose trong khoảng thời gian dài sẽ gây nên những rối loạn về chuyển hóa carbohydrate, lipid, protide, ảnh hưởng tới chức năng của nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là tim, thận, mắt, mạch máy và thần kinh. Các loại bệnh đái tháo đường thường gặp:
- Đái tháo đường tuýp 1
- Đái tháo đường tuýp 2
- Đái tháo đường thai kỳ
Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bệnh tiểu đường có thể do các yếu tố về di truyền và môi trường. Thông thường, nguyên nhân bệnh tiểu đường sẽ được xác định bởi:
- Di truyền: bố mẹ hoặc ông bà có tiền sử mắc bệnh tiểu đường
- Không may tiếp xúc với một số virus gây bệnh
- Xuất hiện các kháng thể bệnh
- Béo phì, thừa cân
- Ăn nhiều đồ ngọt
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu thường không rõ ràng, khó nhận ra. Bạn nên để ý đến những tín hiệu cơ thể phát ra để có thể phòng tránh và chữa trị bệnh kịp thời:
- Liên tục khát nước và đi vệ sinh nhiều lần trong ngày
- Sụt cân không rõ nguyên do
- Mệt mỏi
- Dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành
- Thị lực suy giảm
- Thèm ăn đồ ngọt…
Chế độ ăn cho người tiểu đường
Để đường huyết bình thường, duy trì ở mức ổn định, việc xây dựng một chế độ ăn khoa học là cách kiểm soát tốt nhất. Chế độ ăn cho người tiểu đường cần cân bằng và hợp lý, cũng như việc bạn ăn bao nhiêu cũng không quan trọng bằng bạn ăn gì. Thông thường, các bác sĩ sẽ đưa ra chế độ ăn cho người tiểu đường với khuyến nghị ba bữa ăn nhỏ và một vài bữa ăn nhẹ mỗi ngày để có thể duy trì sự cân bằng thích hợp giữa lượng đường và insulin.
Tỷ lệ thành phần thức ăn dành cho người tiểu đường
Để lượng đường huyết bình thường phải cân bằng được carbohydrate, chất béo và protein trong chế độ ăn uống. Tỷ lệ giữa các loại này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng và sở thích cá nhân của bạn.
Chìa khóa để kiểm soát lượng đường huyết là theo dõi lượng carbohydrate của bạn để biết được bạn đã ăn và cần bao nhiêu. Nếu bạn thừa cân, một chế độ ăn ít chất béo, calo và carbohydrate có thể giúp bạn đạt cân nặng mong muốn.
Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ các thành phần có khả năng sản sinh năng lượng trong chế độ ăn cho người tiểu đường được xác định như sau:
- Protein: Chiếm khoảng 15 – 20% năng lượng khẩu phần ăn hằng ngày, tỷ lệ này tương đương với 1 – 1.2g/kg/ngày đối với người trưởng thành.
- Lipid: Với chế độ ăn cho người tiểu đường, chất béo không nên vượt quá 30%, thông thường khoảng 25% là hợp lý. Người mắc bệnh nên hạn chế các axit béo bão hòa để ổn định đường huyết và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Carbohydrate: nên đạt từ 50 – 60% trong thành phần thức ăn dành cho người tiểu đường, mọi người nên chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như bánh mì đen, gạo lứt, các loại hạt hay gạo lứt,…
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Với các nhóm thức ăn, lời khuyên của các chuyên gia dành cho người tiểu đường như sau:
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột: gạo, ngũ cốc nguyên cám,..
- Nhóm thực phẩm giàu protein: cá, thịt nạc, thịt bỏ mỡ, thịt gia cầm bỏ da,…
- Nhóm chứa chất béo: dầu cá, dầu olive, dầu đậu nành,…
- Nhóm chứa nhiều chất xơ như rau củ quả, trong quá trình chế biến nên hạn chế sử dụng các loại sốt chứa nhiều chất béo.
- Các loại hoa quả nên hạn chế quả ngọt chín, nhiều đường như xoài chín, hồng chín hay sầu riêng,…
- Uống các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe người mắc tiểu đường như trà hoa vàng,…
Trà hoa vàng được rất nhiều người yêu thích do có công dụng duy trì đường huyết bình thường. Các hợp chất trong trà có tác dụng dọn dẹp gốc tự do, phòng ngừa và cải thiện biến chứng bệnh tiểu đường. Hơn nữa, trà hoa vàng còn giúp cân bằng chuyển hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó hỗ trợ đốt cháy chất béo ở cả người bị và không bị bệnh tiểu đường.
Người mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn thực phẩm?
- Tránh các loại hoa quả sấy khô
- Hạn chế các loại tinh bột chuyển hóa nhanh như gạo trắng, bánh mì, miến,…
- Không nên ăn các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol
- Không ăn nội tạng động vật hoặc thịt mỡ hay da của gia cầm
- Không ăn các loại kem tươi, các loại bánh kẹo ngọt, nhiều đường và các loại nước uống có ga,…
Chế độ ăn cho người tiểu đường rất quan trọng, các loại thực phẩm nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe kể cả tích cực hay tiêu cực. Vì vậy, hãy lựa chọn cho mình một chế độ ăn uống thật lành mạnh và khoa học.