Hành trình xây dựng thương hiệu trà hoa vàng Hải Hà – Quảng Ninh

Với sự cần cù, sáng tạo của nhiều người nông dân huyện Hải Hà đã nhân giống và canh tác thành công giống trà hoa vàng. Đồng thời, phát triển trà hoa vàng thành hàng hóa nông sản có giá trị. Trong đó, phải kể đến ông Lê Mạnh Quy với thương hiệu “Quy Hoa Trà”, ứng dụng công nghệ cao để bảo tồn và phát triển giống trà dược liệu quý.

Trà hoa vàng được biết đến là loại nông sản đặc trưng của vùng đất Ba Chẽ, Quảng Ninh. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, huyện Hải Hòa cũng đã nhân giống và phát triển thành công giống cây trồng này. Thậm chí, trà hoa vàng còn trở thành cây trồng giúp “thoát nghèo” của nhiều hộ gia đình tại vùng sâu, vùng xa tỉnh Quảng Ninh. Và để loài cây này được bảo tồn, phát triển mạnh mẽ như hiện nay, phải kể đến công sức, tâm huyết của anh Lê Mạnh Quy.

Theo chia sẻ của các hộ gia đình trồng trà hoa vàng tại huyện Hải Hà, khoảng 10 năm trước đây, cây trà hoa vàng chỉ mọc hoang trong rừng, bà con chỉ hái về để chữa bệnh cho gia đình. Thậm chí có những người đã đào cả cây con để bán cho thương lái ở bên kia biên giới.

Ông Lê Mạnh Quy góp phần trồng trọt và phát triển thương hiệu trà hoa vàng ở Hải Hà
Ông Lê Mạnh Quy góp phần trồng trọt và phát triển thương hiệu trà hoa vàng ở Hải Hà

Vì vậy dù lá trà, hoa trà rất tốt cho sức khỏe nhưng không mang đến giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương, thậm chí giống cây này có nguy cơ bị “tận diệt”. Trong tình hình đó, ông Lê Mạnh Quy đã mạnh dạn bỏ vốn ra thu mua, đầu tư cây trà hoa vàng để bảo tồn giống cây dược liệu quý cho địa phương. 

 Sau khi có cây giống, ông Quy đã đưa cây trà hoa vàng về trồng tại vườn. Và chỉ sau 3 năm, cây trà hoa vàng đã được nhân rộng lên với diện tích lên tới gơn 3ha, bao gồm 10.000 cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Đây cũng chính là tiền đề để ông Lê Mạnh Quy thành lập Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Quy Hoa. Trong đó, phải kể đến thành công của dòng trà hoa vàng là thương hiệu đạt chuẩn OCOP 5 sao của địa phương.

Để nhân giống và gia tăng giá trị cho cây trà hoa vàng, ông Lê Mạnh Quy đã bỏ nhiều công sức để học hỏi, thử nghiệm kỹ thuật, công nghệ chăm sóc cây mới. Anh chia sẻ: “Cây trà hoa vàng yêu cầu quy trình chăm sóc khá cầu kỳ vì đặc tính của cây không chịu được nóng, không được ngập úng lâu. Do đó, muốn cây sinh trưởng và phát triển khỏe thì phải đầu tư về hệ thống công nghệ ngay từ ban đầu. Bao gồm: Hệ thống tạo bóng râm, che phủ chống nóng, tưới nước giữ ẩm,…

Ngoài ra, ông Quy cũng tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh để chăm sóc cho cây trà hoa vàng. Đồng thời, hạn chế dùng phân vô cơ, thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trà hoa vàng được ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa

Ông Lê Mạnh Quy cũng khẳng định quan điểm: “Chỉ có chất lượng thực tế của từng bông hoa trà, lá trà được đảm bảo mới là yếu tố quyết định của sự tồn tại và phát triển của công ty”. Điều này được thể hiện qua quy trình chọn giống, chăm sóc, thu hái và chế biến trà hoa vàng.

Đối với sản phẩm trà hoa vàng, thay vì chế biến bằng phương pháp chế biến sấy khô thủ công bằng nhiệt độ cao, ông quy đã quyết định lựa chọn sấy khô bằng phương pháp đông lạnh thăng hoa. Bởi vậy, những cây trà hoa vàng khi thu hái đến thành phẩm mới giữ hương vị, màu sắc, đặc tính dược liệu,…

Tuy nhiên, để làm được điều này cần đòi hỏi nhiều yếu tố: Chi phí đầu tư, máy móc công nghệ có giá thành cao. Đòi hỏi kỹ thuật viên phải có trình độ kỹ thuật nhất định để vận hành, giải quyết đầu ra cho sản phẩm khi mức giá tăng cao. Thế nhưng, với sự giúp đỡ của chính quyền các cấp, hội Nông dân địa phương, ông Lê Mạnh Quy đã giải quyết được bài toán khó này. Bởi thực tế, giá trị của sản phẩm hoàn toàn tương xứng với chất lượng mang lại, có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng.

Huyện Hải Hà có khoảng 10ha trồng trà hoa vàng và trong tương lai diện tích đất trồng trà hoa vàng có thể được mở rộng hơn. Đồng thời, huyện Hải Hà cũng đã đầu tư và phát triển trà hoa vàng thành sản phẩm OCOP, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và tham gia hội chợ OCOP nổi tiếng của tỉnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *