Tìm hiểu về các loại trà – văn hóa trà đặc biệt của Việt Nam

Trà là một thức uống truyền thống, phổ biến với người dân Việt, mang nhiều nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Việt Nam nổi tiếng là cái nôi của nhiều loại trà quý, với hương vị và màu sắc đặc biệt. Cùng tìm hiểu về các loại trà qua bài viết sau, để hiểu rõ hơn văn hóa trà giàu truyền thống tại Việt Nam.

Các loại trà quý Việt Nam

Định nghĩa các loại trà

Trà là đồ uống có độ phổ biến giữ vị trí số 2 trên thế giới, chỉ xếp sau nước. Cây trà, tên tiếng Anh Camellia Sinensis, là nguồn gốc của hầu hết các loại trà trên thế giới, bao gồm các loại trà quý Việt Nam.

Tìm hiểu về các loại trà Việt Nam
Tìm hiểu về các loại trà Việt Nam

Vùng thổ nhưỡng có khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới là nơi thích hợp phát triển nhiều cây trà nhất, đặc biệt là các loại trà quý Việt Nam. Đây là loại cây thân gỗ nhỏ, thấp, có lá nhỏ, lá có gợn sóng, dài, răng cưa nhỏ.

Có 3 nhóm trà chính, được phân loại theo cấp độ oxy hóa:

  • Trà xanh: không oxy hoá
  • Trà Ô Long: oxy hoá một phần
  • Trà đen: oxy hoá hoàn toàn

Bên cạnh đó, một số loại trà có cách chế biến đặc biệt, được xếp loại riêng như: Trà trắng (chỉ phơi khô dưới ánh nắng), Trà Phổ Nhĩ (lên men trong thời gian dài).

Sự khác nhau về giống trà, nơi trồng, mùa hái, phương pháp thực hiện 5 bước chế biến sẽ tạo ra hàng nghìn loại trà cụ thể khác nhau với các mùi vị cực kỳ phong phú, từ đó tạo ra các loại trà quý Việt Nam nổi tiếng trên thị trường.

Phân biệt các loại trà

các loại trà cơ bản, bao gồm: trà xanh, trà trắng, trà vàng, trà ô long, trà đen và trà phổ nhĩ. Phân loại trà nhờ vào 6 cách chế biến khác nhau thì chúng ta có các loại trà cơ bản khác nhau. 

  • Trà xanh: Đây là loại trà sau khi hái xong sẽ được làm héo mát, sau đó diệt men ngay lập tức, vì vậy, trà xanh có độ lên men gần như bằng 0%. Trà xanh giữ được hầu hết các chất từ lá trà tươi do quá trình không lên men.
  • Trà trắng: Trà trắng có tên gọi khác là bạch trà, được tạo thành từ búp trà của những cây trồng ở vùng địa lý cao. Vì nhiệt độ thấp nên búp trà có nhiều mao trắng, được áp dụng chế biến theo kiểu lên men thấp, thành phẩm cánh trà thường có màu trắng. Vì vậy, người dân hay gọi loại trà này là bạch trà.
  • Trà vàng: Sau khi diệt men, lá trà được chất đóng và hấp nhẹ, các công đoạn chế biến khác tương tự trà xanh. Trà vàng sau khi pha, nước trà có màu vàng óng rất đẹp. Trà vàng không có nhiều chủng loại như các loại trà khác, do nhóm này thường hay xếp chung cùng nhóm trà xanh, do sự tương đồng về cách chế biến.
Các loại trà quý Việt Nam
Phân biệt các loại trà quý Việt Nam
  • Trà Ô long: Đây là loại trà có đa dạng và nhiều công đoạn chế biến nhất trong các loại trà. Trà Ô Long lên men thấp hay Ô Long xanh thường có độ lên men rơi vào khoảng 12-20%, Ô Long lên men cao hay Ô Long đen thì độ lên men có thể từ 40-80%. Tùy theo loại trà để lựa chọn cách thức lên men phù hợp.
  • Trà đen: Tên loại trà này được  đặt theo màu nước trà sau khi pha, thường là màu cam hoặc nâu đỏ. Trà đen là loại trà duy nhất không có đoạn diệt men, thế nên lá trà sau khi làm héo mát sẽ được ủ cho lên men hoàn toàn. Do đó, độ lên men của trà đen là 100%.
  • Trà Phổ Nhĩ: Trà Phổ Nhĩ có các công đoạn chế biến gần giống trà xanh và bạch trà. Loại trà này được làm từ cây trà cổ thụ mọc ở vùng tây bắc Việt Nam. Trà được diệt men và vò xong thì lại được làm khô bằng cách phơi nắng. 

Các loại danh trà Việt Nam

Trà Shan tuyết Tây Côn Lĩnh

Trà Shan tuyết Tây Côn Lĩnh mọc tại vùng địa hình núi đá vôi, đá tai mèo, khu vực có độ cao 2.000 – 2.250m, trên đỉnh Tây Côn Lĩnh. Cây trà Shan tuyết phát triển tại vùng mây mù và khí hậu khắc nghiệt, thi thoảng có tuyết, vì vậy những búp trà có một lớp bông tuyết trắng, là nét đặc biệt của loại trà này.

Cây trà Shan tuyết Tây Côn Lĩnh thường mọc thẳng, cây vươn cao, giống trà này có lá to, búp và lá trà có lông trắng như tuyết. Vụ thu hái trà đầu tiên của năm bắt đầu vào thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4.

Trà Shan tuyết Tây Côn Lĩnh
Trà Shan tuyết Tây Côn Lĩnh

Bạch trà tiên

Bạch trà là giống trà mọc tại khu vực địa hình với độ cao 2.400m. Búp cây bạch trà có lớp lông tơ màu trắng phủ kín phía bên ngoài, là đặc điểm nổi bật của loại trà này. Bạch trà sau khi pha có hương thảo mộc, nước trà màu trắng, có tác dụng giúp ngủ ngon, an thần. Bạch trà còn nổi tiếng với rất nhiều công dụng khác như: hỗ trợ phòng chống bệnh ung thư, bệnh về tim mạch và đột quỵ. Bên cạnh đó, sử dụng bạch trà còn giúp hạn chế triệu chứng bệnh và thúc đẩy sự phục hồi sức khỏe.

Bạch trà tiên
Bạch trà tiên

Trà đuôi rồng

Trà đuôi rồng, hay còn gọi là trà Chồi cổ thụ, là loại trà có giá trị cao. Trà đuôi rồng có đặc điểm khi thu hái là một nụ trắng, lá trà non ẩn phía trong chồi. Nước trà có hậu vị ngọt hơn, ít vị chát, nếu pha nước trà trong thời gian lâu, trà sẽ có vị chua đầu lưỡi, tương tự hương bị trà chanh. Búp trà tươi ngon nhất vào mùa hè, vì vậy nó rất phổ biến trong số những dòng bạch trà.

Trà đuôi rồng
Trà đuôi rồng

Trà Shan Suối Giàng

Trà Shan Suối Giàng phát triển tại khu vực có khí hậu ôn hòa, độ cao khoảng 1.400m, trung bình nhiệt độ mát. Suối Giàng có rừng trà cổ thụ với số lượng lớn, ước tính tới hàng vạn cây, có những cây tuổi thọ lâu đời, trên 300 năm, thân cao gần chục mét, tán xòe rất rộng.

Trà Shan Suối Giàng
Trà Shan Suối Giàng

Trà Tà Xùa

Trà Tà Xùa là loại trà có búp trắng cánh vàng, mang một hương vị đặc trưng rất riêng mà chưa nơi nào có. Nước trà sau khi pha có màu vàng sánh như mật ong, khi uống có vị đắng chát ban đầu, hậu vị chuyển dần sang ngọt. Trà Tà Xùa mọc ở những nơi có độ cao khoảng 1.600m, chủ yếu ở bản Bệ của xã Tà Xùa. 

Trà Tà Xùa
Trà Tà Xùa

Trà Đinh Ngọc

Trà Đinh Ngọc được biết đến là loại quý, có giá trị cao, bởi hương vị đặc biệt, cách thu hoặc và cách thưởng thức có một không hai. Để có trà đinh chất lượng cao, sau khi tuân thủ đúng quy trình chăm sóc, trà sẽ được thu hoạch những mầm chưa hé, có hình dạng giống chiếc đinh. Công việc thu hoạch trà bắt buộc phải vào buổi sáng sớm, khi còn sương trên lá trà, để thu được hương vị thơm ngon nhất.

Trà Đinh Ngọc
Trà Đinh Ngọc

Trà hoa vàng

Cây trà hoa vàng là cây thân gỗ nhỏ, cao từ 3-5m, vỏ nhẵn, lá thuôn dài, có đỉnh nhọn và răng cưa ở hai bên mép lá. Cây mọc thành bụi, hoa mọc đơn lẻ ngay trên cuống lá, cánh hoa màu vàng bắt mắt. Trong trà hoa vàng có hơn 400 hoạt chất và nhiều loại vitamin B1, B2, C, E… có tác dụng hỗ trợ ổn định sức khỏe. Bên cạnh đó, trà hoa vàng có chứa nhiều nguyên tố vi lượng quan trọng tốt hoạt động hàng ngày của cơ thể như: Ge, Mo, Se, Zn, V, …

Trà hoa vàng Quy Hoa
Trà hoa vàng Quy Hoa

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về các loại danh trà Việt Nam và giúp người đọc tìm hiểu về các loại trà. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo mua trà hoa vàng chính hãng tại Quy Hoa Trà. Đây cũng là địa chỉ uy tín về sản phẩm trà hoa vàng, thu hoạch và sản xuất theo cách thủ công, đảm bảo chất lượng đầu ra, đạt chuẩn 100% organic, mang đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm tốt nhất.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *