Trà hoa vàng Quy Hoa và ông Lê Mạnh Quy tại tọa đàm “Xây dựng những nông dân số” ngày 26/02/2023

Việc người nông dân trông mưa, trông trời, trông đất, trông nắng để sản xuất vốn đã là quen thuộc từ bao đời nay. Ngày nay, xu thế của họ đã chuyển sang trông vào dữ liệu đám mây, trông vào các thiết bị kết nối thông minh để sản xuất. 

Trong chương trình tọa đàm với chủ đề hướng tới Xây dựng những nông dân số ngày 26/02/2023, kênh truyền hình Quảng Ninh TV (QTV1) cùng các vị khách mời là ông Lê Văn Độ – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và ông Lê Mạnh Quy – Giám đốc công ty TNHH Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Quy Hoa (địa chỉ tại xã Quảng Minh, huyện Hải Hà), ông Đồng Quang Cường – Chủ trang trại chăn nuôi Cường Liên (xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên). Tọa đàm đề cập đến việc xây dựng những nông dân số có xa vời không hay đó là nhu cầu tất yếu để đáp ứng dòng chảy phát triển hiện tại và tương lai Quảng Ninh. Liệu tỉnh Quảng Ninh đã, đang, sẽ có và sẽ cần những gì để có thể xây dựng những người nông dân số?

Tọa đàm với chủ đề hướng tới “Xây dựng những nông dân số” ngày 26/02/2023
Tọa đàm với chủ đề hướng tới “Xây dựng những nông dân số” ngày 26/02/2023

Mở đầu buổi tọa đàm, ông Lê Văn Độ – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh cho biết “Hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, gần đây là nghị quyết số 19 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chương trình Hành động số 25 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 định hướng đến năm 2045 đã xác định nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, là yếu tố quan trọng quyết định thành công của công việc tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống của cư dân ở nông thôn.” 

Ông Lê Văn Độ - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh
Ông Lê Văn Độ – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh nói về vai trò của người nông dân trong chuyển đổi số

Hiện nay, Quảng Ninh được xác định là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chương quá trình xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của địa phương với hơn 600 sản phẩm đã được công nhận. Ở bất kỳ khâu nào từ quy hoạch vùng, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,… đều xuất hiện vai trò của người nông dân. Xuất hiện rất nhiều mô hình mà người nông dân đã chủ động ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, từ đó giúp giải phóng được sức lao động gấp hơn 10 lần.

Trong giai đoạn 2020-2022, trong bối cảnh thông thương ngưng trệ do tác động của dịch covid-19, những hộ trồng na ở Đông Triều nhờ sử dụng thương mại điện tử nên đã tránh được cảnh “ứ ế” sản phẩm, nguy cơ mất đi hàng trăm tỷ đồng. Chỉ 3 tuần sau khi bán na trên nền tảng giao dịch online, các hộ trồng na Đông Triều đã tiêu thụ được khoảng 300 tấn na. Một tháng sau đó, sản lượng na Đông Triều tiêu thụ điện từ tăng lên 1.500 tấn. Dẫn chứng này là sự chuyển dịch rất tích cực và rõ ràng của người nông dân khi ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất. 

Các hộ nông dân bán na ở Đông Triều tiêu thụ hàng nghìn tấn na sau khi ứng dụng chuyển đổi số vào kinh doanh
Các hộ nông dân bán na ở Đông Triều tiêu thụ hàng nghìn tấn na sau khi ứng dụng chuyển đổi số vào kinh doanh


Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã tích cực tuyên truyền, phổ biến về lợi ích khi tham gia chuyển đổi số cho nông dân khắp địa bàn, hướng dẫn chi tiết về các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Đứng chân trong đội ngũ hội viên Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đến nay chưa tròn 10 năm, thế nhưng cái tên Lê Mạnh Quy, xã Quảng Minh – huyện Hải Hà được nhiều người biết đến nhờ dòng sản phẩm có thương hiệu đó là Trà hoa vàng Quy Hoa. Ông Quy lựa chọn phương pháp sấy đông lạnh thăng hoa để giữ được đến 99% tinh chất trong mỗi bông hoa, đảm bảo đến 97% hình thức hoa trà. Nhờ vậy, trà hoa vàng khi được hãm trà vẫn giữ được màu sắc, mùi vị, hình dáng tự nhiên như khi còn ở trên cây.

Ông Lê Mạnh Quy tham gia tọa đàm với chủ đề hướng tới “Xây dựng những nông dân số” ngày 26/02/2023
Ông Lê Mạnh Quy tham gia tọa đàm với chủ đề hướng tới “Xây dựng những nông dân số” ngày 26/02/2023
Ông Quy lựa chọn phương pháp sấy đông lạnh thăng hoa để giữ được đến 99% tinh chất trong mỗi bông hoa, đảm bảo đến 97% hình thức hoa trà
Ông Quy lựa chọn phương pháp sấy đông lạnh thăng hoa để giữ được đến 99% tinh chất trong mỗi bông hoa, đảm bảo đến 97% hình thức hoa trà

 

Với truyền thống cần cù, sáng tạo, sẵn sàng thử sức với những cái mới của người nông dân Quảng Ninh, với sự quan tâm thiết thực, đúng hướng và tinh thần quyết liệt triển khai trong chuyển đổi số của các đơn vị chức năng tỉnh, tin rằng những người nông dân Quảng Ninh đang và sẽ không để lỡ cơ hội chuyển đổi số. Quảng Ninh sẽ có và có đông đảo những người nông dân số bắt nhịp xu hướng chuyển đạo hiện nay, góp phần xứng đáng vào sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh.

Chi tiết xem tại: https://www.youtube.com/watch?v=lRBH5gf6iEY

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *