Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu, trong đó cholesterol LDL tăng cao và cholesterol HDL giảm. Mỡ máu cao có thể gây ra những biến chứng nặng nề cho mạch máu như xơ vữa động mạch, đột quỵ, cục máu đông, bệnh mạch vành,… Vậy giảm cholesterol bằng cách nào, uống trà gì để giảm mỡ máu, giúp hạ cholesterol trong máu?
Ưu điểm khi dùng trà giảm cholesterol
Với cách giảm cholesterol trong máu bằng trà bạn không cần lo lắng các nguyên liệu trà khó kiếm, đắt, khó chế biến bởi hầu hết các loại trà có cùng các pha hoặc hãm nước như sau, cho dù có sự khác biệt cũng chỉ là về thời gian nấu trà.
Bên cạnh đó, sử dụng trà giảm cholesterol một cách hợp lý bạn cũng không cần lo lắng về tác dụng phụ bởi đây đều là các nguyên liệu thiên nhiên, an toàn tuyệt đối với sức khỏe của bạn.
Uống trà gì để giảm mỡ máu?
Trà hoa vàng
Có lẽ đối với câu hỏi uống trà gì để giảm mỡ máu thì trà hoa vàng sẽ đứng top câu trả lời cho những loại trà giảm cholesterol bởi chứa tới hơn 400 hoạt chất quý cho sức khỏe.
Theo tạp chí “Camellia International journal”, trà hoa vàng có thể giảm tới 35% hàm lượng cholesterol trong khi các thuốc hạ cholesterol trong máu chỉ dừng lại ở khoảng 32.2%. Do vậy, uống trà hoa vàng đều đặn không những giúp giảm cholesterol mà còn phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm, hỗ trợ sức khỏe toàn diện.
Nước trà đen
Sử dụng trà đen rất tốt cho sức khỏe bởi loại trà này chứa các hoạt chất quý như flavonoid hay polyphenol,…Theo một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy uống 5 phần trà đen mỗi ngày có thể làm giảm tới 11% cholesterol xấu HDL ở những người có nồng độ cholesterol tăng nhẹ. Bên cạnh đó, loại trà này cũng có tác dụng hỗ trợ giảm cân cho những người bị thừa cân hay béo phì.
Trà xạ đen
Được trồng chủ yếu ở Hòa Bình, lá trà xạ đen từ lâu đã được xuất hiện trong các bài thuốc y học cổ truyền với tác dụng hạ cholesterol trong máu. Trong lá trà xạ đen có rất nhiều các hoạt chất quý như quinon, saponin, flavonoid, maytenfolone A, triterpenoid có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa, đào thải mỡ thừa và ngăn ngừa hình thành xơ vữa động mạch máu.
Cách sử dụng trà xạ đen cũng đơn giản như cách bạn pha trà hằng ngày. Bạn dụng 50gr lá trà xạ đen khô đun cùng 1.5l nước trong 10 phút sau đó dùng làm nước uống hằng ngày.
Trà lá sen
Với câu hỏi uống trà gì để giảm mỡ máu, thanh lọc cơ thể thì trà lá sen sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Hơn nữa, loại lá này cũng rất dễ tìm mua và cũng được nhiều người có nhu cầu giảm cân, giảm mỡ lựa chọn.
Để hạ cholesterol trong máu bằng trà lá sen, bạn chỉ cần mua lá sen tươi sau đó rửa sạch và nấu với nước sôi làm trà uống hằng ngày là được.
Trà atiso đỏ
Bên cạnh công dụng giải độc mát gan, trà atiso đỏ còn có khả năng đưa mức cholesterol về giới hạn cho phép bởi chứa hoạt chất hibithocin. Để làm được trà atiso đỏ bạn sử dụng 30g trà khô hãm với 700ml nước sôi. Sử dụng trà atiso đỏ đều đặn hằng ngày để thấy hiệu quả.
Trà giảo cổ lam
Giảo khổ lam là một vị thuốc khá phổ biến. Trong giảo cổ lam có chứa saponin có tác dụng chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do và bảo vệ tế bào. Đối với những người mắc bệnh máu nhiễm mỡ thì giảo cổ lam có tác dụng tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu. Mỗi ngày, bạn chỉ cần sử dụng 20g để pha trà là có thể hỗ trợ sức khỏe rất tốt.
Trà gừng
Bên cạnh công dụng giải cảm trị ho, trà gừng còn có tác dụng rất tốt trong việc giảm cholesterol trong máu nhờ hoạt chất gingerol có mặt trong gừng có thể phân hủy chất béo trong cơ thể.
Tuy nhiên không nên quá lạm dụng trà gừng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Để trà gừng thêm hấp dẫn và dễ uống hơn, mọi người có thể thêm từ 1 – 2 thìa mật ong.
Trà hoa cúc
Nhờ tác dụng của hoạt chất flavones, trà hoa cúc có tác dụng tuyệt vời trong việc giảm mỡ máu. Bên cạnh đó, sử dụng trà hoa cúc thường ngày cũng có tác dụng rất tốt trong giảm huyết áp, mát gan và bảo vệ tim mạch. Lời khuyên đưa ra rằng, với việc hạ cholesterol trong máu, bạn nên uống 2 tách trà mỗi ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng trà giảm cholesterol
Với các cách giảm cholesterol trong máu bằng trà, mọi người nên lưu ý như sau:
- Hạ cholesterol trong máu chỉ là phương pháp hỗ trợ, không nên lạm dụng để tránh tác động xấu đối với cơ thể.
- Không nên uống trà đặc tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, đặc biệt đối với những người gặp các bệnh lý như huyết áp cao, viêm gan, tiểu đường,…
- Uống trà ở nhiệt độ ấm để tránh lạnh bụng và tổn thương dạ dày.
- Không uống trà vào lúc vì sẽ khiến bụng khó chịu, cồn cào.
- Để tránh khó tiêu nên uống trà sau bữa ăn 30 phút.
- Không uống trà để qua đêm .
- Đặc biệt, với những người bị đau dạ dày không nên uống trà để hạ cholesterol trong máu.
Vậy là thắc mắc uống trà gì để giảm mỡ máu hay giảm cholesterol bằng cách nào đã có đáp án trả lời. Hi vọng những thông tin trong bài viết mà Quy Hoa Trà đưa ra có thể giúp bạn có thêm hiểu biết về các loại trà giảm cholesterol hiệu quả.